Trong buổi thuyết trình tại Colombia vào tháng 1/2015, Mark Zuckerberg - người sáng lập Facebook - đã trình bày suy nghĩ của mình về tương lai của mạng xã hội. Dự báo của Zuckerberg phác họa Facebook trong mười năm tới.
Trong tháng 1/2015, Mark Zuckerberg viếng thăm đất nước Colombia nhân dịp khai trương dịch vụ truy cập Internet miễn phí do Tổ chức Internet.org tài trợ. Như Zuckerberg khẳng định từ khi thành lập Internet.org, mục tiêu của tổ chức là tạo điều kiện để có thêm ngày càng nhiều người ở các nước đang phát triển có điều kiện sử dụng Internet. Colombia là nước đầu tiên thuộc Châu Mỹ La-tinh được Internet.org trợ giúp. Trước Colombia, Internet.org đã triển khai dịch vụ truy cập Internet miễn phí tại ba nước Châu Phi: Zambia, Kenya và Tanzania. Tại Colombia, Internet.org cung cấp dịch vụ miễn phí thông qua nhà mạng Tigo.
Việc truy cập Internet miễn phí được thực hiện nhờ ứng dụng Internet.org trên hệ điều hành Android. Ứng dụng cho phép truy cập Facebook, tham khảo Wikipedia cùng vài địa chỉ mạng khác cung cấp thông tin về sức khỏe, thời tiết hoặc việc làm. Nếu truy cập Internet bằng ứng dụng khác hoặc lần theo các liên kết đến trang mạng khác ở ngoài các địa chỉ đã định, người dùng sẽ phải trả cước dữ liệu cho nhà mạng như bình thường. Do vậy, Internet.org là dịch vụ miễn phí có giới hạn, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thông tin tối thiểu, dành cho người có thu nhập thấp. Khi trao đổi với Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, Zuckerberg hy vọng nhận được sự hợp tác của chính phủ Colombia để có thể bổ sung các dịch vụ giáo dục, nông nghiệp và chính phủ điện tử vào ứng dụng Internet.org.
Trong buổi thuyết trình tại thủ đô Bogotá, Zuckerberg nhận được câu hỏi từ khán giả, rằng Facebook sẽ ra sao sau mười năm nữa. Dường như đã suy nghĩ nhiều về tương lai của Facebook, Zuckerberg nhanh chóng khẳng định Facebook chắc chắn sẽ thích nghi với ba xu hướng chính cho 10-15 năm tới:
1. Số người dùng Internet sẽ lớn hơn nhiều so với hiện tại.
2. Giao tiếp xã hội được thực hiện chủ yếu bằng tin nhắn, bằng hình ảnh trên thiết bị di động.
3. Thiết bị di động sẽ tương tác với người dùng một cách tự nhiên, theo kiểuthực tại tăng cường (augmented reality - AR). Người dùng không phải bận rộn cúi nhìn màn hình như hiện tại.
Xu hướng thứ nhất và thứ hai đã thể hiện rõ. Trong hiện tại, phần lớn nhân loại vẫn chưa được dùng Internet, nhưng số người dùng Internet đang tăng nhanh hơn trước. Riêng tại Ấn Độ, Công ty Cisco dự báo số người dùng sẽ vượt trên nửa tỉ vào năm 2018, tăng gấp đôi so với hiện tại. Ở phạm vi toàn cầu, Công ty nghiên cứu thị trường Current Analysis ước tính Internet sẽ có thêm hai tỉ người dùng mới trong năm năm tới. Bản thân sự kiện này đã là sự biến đổi có tính đột phá của xã hội loài người, tác động mạnh đến quá trình đổi mới công nghệ và phát triển hạ tầng cho Internet. Nói khác đi, chỉ trong vòng năm năm tới, mỗi người sẽ thấy mình sống trong thế giới rất khác so với hiện tại.
Zuckerberg luôn nhấn mạnh rằng sứ mạng của Facebook là kết nối con người và Facebook sẽ không thể thực hiện sứ mạng đó nếu không phải là dịch vụ miễn phí. Đó là lời đáp trả rõ ràng của Zuckerberg về ý tưởng mạng xã hội có thu phí, không chấp nhận quảng cáo, như trường hợp Ello. Facebook chắc chắn luôn là dịch vụ miễn phí, phát triển dựa vào việc khai thác dữ liệu từ người dùng.
Với giá bán điện thoại thông minh ngày càng giảm, có thể tin rằng phần lớn số người dùng mới trên Internet là người dùng điện thoại thông minh. Theo công ty nghiên cứu thị trường Creative Strategies, sẽ có 2 tỉ điện thoại di động được bán ra trong năm 2015, trong đó khoảng 1,5 tỉ là điện thoại thông minh. Đến năm 2017, điện thoại thông minh sẽ có giá ngang ngửa với điện thoại di động bình thường. Nghĩa là chỉ hai năm tới, hầu hết điện thoại di động sẽ là điện thoại thông minh.
Đối với người truy cập Internet bằng điện thoại thông minh, việc giao tiếp xã hội sẽ được thực hiện chủ yếu bằng ứng dụng tin nhắn, cho phép liên lạc bằng chữ, hình và phim, thuận tiện cho cả người không biết chữ. "Mạng xã hội tin nhắn" đang dần dần trở thành nội dung chủ yếu của khái niệm mạng xã hội. Các loại dịch vụ (thanh toán, trò chơi, giáo dục, y tế,...) đang chuyển qua mạng xã hội tin nhắn. Xu hướng này đã là sự thực hiển hiện, là lý do vì sao Facebook mua lại Công ty WhatsApp với giá cao bất ngờ và tập trung phát triển ứng dụng Messenger. Có lẽ Facebook Messenger sẽ trở thành nền tảng phần mềm cho việc triển khai dịch vụ đa dạng thông qua tin nhắn.
Apple đang mong muốn đóng vai trò trung gian giữa người dùng sản phẩm Apple và nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán và y tế. Facebook, với số người dùng vượt trội nhiều lần, không thể không thiết lập vai trò tương tự.
Xu hướng thứ ba theo nhận định của Zuckerberg lại là quyết đoán táo bạo, có thể gây tranh cãi: "Trong mười hoặc mười lăm năm tới, bạn có thể hình dung rằng sẽ có phương thức liên lạc khác, gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày theo cách tự nhiên hơn điện thoại. Không khó hình dung rằng trong tương lai chúng ta sẽ có thứ gì đó để đeo mắt, giống hệt như mắt kính bình thường, không có vẻ kỳ dị như các loại thiết bị đeo mắt hiện nay. Nhờ thiết bị đeo mắt, bạn sẽ nhận được thông tin thích hợp tùy lúc, tùy nơi. Bạn sẽ có thể liên lạc với người khác mà không phải cắt ngang cuộc trò chuyện và cúi xuống nhìn màn hình".
Khi nhắc đến "thiết bị kỳ dị", hẳn Zuckerberg đang nghĩ đến Google Glass với màn hình nhỏ treo phía trên mắt. Glass có khả năng tạo ảnh tự nhiên trong mắt người dùng, cung cấp thông tin tùy lúc, tùy nơi, nhưng vấp phải phản ứng xã hội không thuận lợi. Glass là thiết bị rất dễ nhận biết, khiến người dùng Glass trở nên "không giống ai". Những vụ hành hung người đeo Glass không còn là chuyện hiếm do nỗi lo sợ bị chụp ảnh, quay phim. Chắc chắn điều đó tác động đến quyết định của Google: rút Glass ra khỏi thị trường tiêu dùng, chỉ cung cấp Glass cho các lĩnh vực chuyên biệt.
Khi Facebook sáp nhập Công ty Oculus, giới truyền thông những tưởng Facebook chuẩn bị cho các loại dịch vụ liên quan đến thực tại ảo (virtual reality - VR), có thể là trò chơi điện tử hoặc giao dịch trong thế giới ảo ba chiều. Nếu dựa vào phát biểu của Zuckerberg, có lẽ Oculus sẽ nhận nhiệm vụ dài hạn: phát triển mắt kính AR (mắt kính thực tại tăng cường), có cùng mục đích như Glass, nhưng giống như mắt kính bình thường.
Google dường như có cùng mục tiêu như vậy khi đầu tư vào Công ty Magic Leap. Căn cứ vào những bằng sáng chế đã được chấp nhận, có lẽ Magic Leap đang phát triển mắt kính AR với giao diện ở trước mắt người dùng. Chẳng hạn, người dùng có thể thấy nút bấm ảo hoặc bàn phím ảo trước mắt và dùng tay bấm vào ảnh ảo đó để tương tác với mắt kính AR. Những ảnh ảo do mắt kính AR tạo ra có thể có khoảng cách đến mắt khác nhau. Với cách thức tương tác mới, người dùng thiết bị có thể cho phép hướng dẫn chỉ đường hiện ra ở kính chắn gió khi lái xe, thay vì nhìn vào màn hình bên cạnh tay lái.
Thật tiện lợi khi tin nhắn Messenger xuất hiện trong khoảng không trước mắt. Người dùng Facebook chỉ cần làm vài động tác bấm phím trong khoảng không nếu cần trả lời.
Sẽ không còn những khách bộ hành mải mê cúi nhìn màn hình điện thoại đến mức... đụng phải cột điện! Không chỉ Zuckerberg, chắc bạn cũng cho rằng ít ra công nghệ tương lai sẽ thay đổi được điều đó.
Việc truy cập Internet miễn phí được thực hiện nhờ ứng dụng Internet.org trên hệ điều hành Android. Ứng dụng cho phép truy cập Facebook, tham khảo Wikipedia cùng vài địa chỉ mạng khác cung cấp thông tin về sức khỏe, thời tiết hoặc việc làm. Nếu truy cập Internet bằng ứng dụng khác hoặc lần theo các liên kết đến trang mạng khác ở ngoài các địa chỉ đã định, người dùng sẽ phải trả cước dữ liệu cho nhà mạng như bình thường. Do vậy, Internet.org là dịch vụ miễn phí có giới hạn, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thông tin tối thiểu, dành cho người có thu nhập thấp. Khi trao đổi với Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, Zuckerberg hy vọng nhận được sự hợp tác của chính phủ Colombia để có thể bổ sung các dịch vụ giáo dục, nông nghiệp và chính phủ điện tử vào ứng dụng Internet.org.
Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và Mark Zuckerberg (Bogotá - 14/1/2015).
Trong buổi thuyết trình tại thủ đô Bogotá, Zuckerberg nhận được câu hỏi từ khán giả, rằng Facebook sẽ ra sao sau mười năm nữa. Dường như đã suy nghĩ nhiều về tương lai của Facebook, Zuckerberg nhanh chóng khẳng định Facebook chắc chắn sẽ thích nghi với ba xu hướng chính cho 10-15 năm tới:
1. Số người dùng Internet sẽ lớn hơn nhiều so với hiện tại.
2. Giao tiếp xã hội được thực hiện chủ yếu bằng tin nhắn, bằng hình ảnh trên thiết bị di động.
3. Thiết bị di động sẽ tương tác với người dùng một cách tự nhiên, theo kiểuthực tại tăng cường (augmented reality - AR). Người dùng không phải bận rộn cúi nhìn màn hình như hiện tại.
Xu hướng thứ nhất và thứ hai đã thể hiện rõ. Trong hiện tại, phần lớn nhân loại vẫn chưa được dùng Internet, nhưng số người dùng Internet đang tăng nhanh hơn trước. Riêng tại Ấn Độ, Công ty Cisco dự báo số người dùng sẽ vượt trên nửa tỉ vào năm 2018, tăng gấp đôi so với hiện tại. Ở phạm vi toàn cầu, Công ty nghiên cứu thị trường Current Analysis ước tính Internet sẽ có thêm hai tỉ người dùng mới trong năm năm tới. Bản thân sự kiện này đã là sự biến đổi có tính đột phá của xã hội loài người, tác động mạnh đến quá trình đổi mới công nghệ và phát triển hạ tầng cho Internet. Nói khác đi, chỉ trong vòng năm năm tới, mỗi người sẽ thấy mình sống trong thế giới rất khác so với hiện tại.
Zuckerberg luôn nhấn mạnh rằng sứ mạng của Facebook là kết nối con người và Facebook sẽ không thể thực hiện sứ mạng đó nếu không phải là dịch vụ miễn phí. Đó là lời đáp trả rõ ràng của Zuckerberg về ý tưởng mạng xã hội có thu phí, không chấp nhận quảng cáo, như trường hợp Ello. Facebook chắc chắn luôn là dịch vụ miễn phí, phát triển dựa vào việc khai thác dữ liệu từ người dùng.
Mark Zuckerberg
Với giá bán điện thoại thông minh ngày càng giảm, có thể tin rằng phần lớn số người dùng mới trên Internet là người dùng điện thoại thông minh. Theo công ty nghiên cứu thị trường Creative Strategies, sẽ có 2 tỉ điện thoại di động được bán ra trong năm 2015, trong đó khoảng 1,5 tỉ là điện thoại thông minh. Đến năm 2017, điện thoại thông minh sẽ có giá ngang ngửa với điện thoại di động bình thường. Nghĩa là chỉ hai năm tới, hầu hết điện thoại di động sẽ là điện thoại thông minh.
Đối với người truy cập Internet bằng điện thoại thông minh, việc giao tiếp xã hội sẽ được thực hiện chủ yếu bằng ứng dụng tin nhắn, cho phép liên lạc bằng chữ, hình và phim, thuận tiện cho cả người không biết chữ. "Mạng xã hội tin nhắn" đang dần dần trở thành nội dung chủ yếu của khái niệm mạng xã hội. Các loại dịch vụ (thanh toán, trò chơi, giáo dục, y tế,...) đang chuyển qua mạng xã hội tin nhắn. Xu hướng này đã là sự thực hiển hiện, là lý do vì sao Facebook mua lại Công ty WhatsApp với giá cao bất ngờ và tập trung phát triển ứng dụng Messenger. Có lẽ Facebook Messenger sẽ trở thành nền tảng phần mềm cho việc triển khai dịch vụ đa dạng thông qua tin nhắn.
Apple đang mong muốn đóng vai trò trung gian giữa người dùng sản phẩm Apple và nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán và y tế. Facebook, với số người dùng vượt trội nhiều lần, không thể không thiết lập vai trò tương tự.
Xu hướng thứ ba theo nhận định của Zuckerberg lại là quyết đoán táo bạo, có thể gây tranh cãi: "Trong mười hoặc mười lăm năm tới, bạn có thể hình dung rằng sẽ có phương thức liên lạc khác, gắn bó mật thiết với cuộc sống hằng ngày theo cách tự nhiên hơn điện thoại. Không khó hình dung rằng trong tương lai chúng ta sẽ có thứ gì đó để đeo mắt, giống hệt như mắt kính bình thường, không có vẻ kỳ dị như các loại thiết bị đeo mắt hiện nay. Nhờ thiết bị đeo mắt, bạn sẽ nhận được thông tin thích hợp tùy lúc, tùy nơi. Bạn sẽ có thể liên lạc với người khác mà không phải cắt ngang cuộc trò chuyện và cúi xuống nhìn màn hình".
Khi nhắc đến "thiết bị kỳ dị", hẳn Zuckerberg đang nghĩ đến Google Glass với màn hình nhỏ treo phía trên mắt. Glass có khả năng tạo ảnh tự nhiên trong mắt người dùng, cung cấp thông tin tùy lúc, tùy nơi, nhưng vấp phải phản ứng xã hội không thuận lợi. Glass là thiết bị rất dễ nhận biết, khiến người dùng Glass trở nên "không giống ai". Những vụ hành hung người đeo Glass không còn là chuyện hiếm do nỗi lo sợ bị chụp ảnh, quay phim. Chắc chắn điều đó tác động đến quyết định của Google: rút Glass ra khỏi thị trường tiêu dùng, chỉ cung cấp Glass cho các lĩnh vực chuyên biệt.
Khi Facebook sáp nhập Công ty Oculus, giới truyền thông những tưởng Facebook chuẩn bị cho các loại dịch vụ liên quan đến thực tại ảo (virtual reality - VR), có thể là trò chơi điện tử hoặc giao dịch trong thế giới ảo ba chiều. Nếu dựa vào phát biểu của Zuckerberg, có lẽ Oculus sẽ nhận nhiệm vụ dài hạn: phát triển mắt kính AR (mắt kính thực tại tăng cường), có cùng mục đích như Glass, nhưng giống như mắt kính bình thường.
Google dường như có cùng mục tiêu như vậy khi đầu tư vào Công ty Magic Leap. Căn cứ vào những bằng sáng chế đã được chấp nhận, có lẽ Magic Leap đang phát triển mắt kính AR với giao diện ở trước mắt người dùng. Chẳng hạn, người dùng có thể thấy nút bấm ảo hoặc bàn phím ảo trước mắt và dùng tay bấm vào ảnh ảo đó để tương tác với mắt kính AR. Những ảnh ảo do mắt kính AR tạo ra có thể có khoảng cách đến mắt khác nhau. Với cách thức tương tác mới, người dùng thiết bị có thể cho phép hướng dẫn chỉ đường hiện ra ở kính chắn gió khi lái xe, thay vì nhìn vào màn hình bên cạnh tay lái.
Thật tiện lợi khi tin nhắn Messenger xuất hiện trong khoảng không trước mắt. Người dùng Facebook chỉ cần làm vài động tác bấm phím trong khoảng không nếu cần trả lời.
Sẽ không còn những khách bộ hành mải mê cúi nhìn màn hình điện thoại đến mức... đụng phải cột điện! Không chỉ Zuckerberg, chắc bạn cũng cho rằng ít ra công nghệ tương lai sẽ thay đổi được điều đó.
Nguồn: Echip.com.vn
0 comments:
Đăng nhận xét